01:41, 31/03/2021
Đại Thừa Khởi Tín Luận – Ngài Mã Minh Bồ Tát Tạo Luận – Sa Môn Thích Thiện Hoa Lược Dịch Và Lược Giải
LUẬNĐẠI THỪA KHỞI TÍN DỊCHNGHĨA VÀ LƯỢC GIẢINgài Mã Minh Bồ Tát tạo Luận Ngài Chơn đế Tam Tạng dịch chữ Phạn ra chữ Hán Sa môn Thích Thiện Hoa lược dịch và lược giải Giảng lần thứ nhứt tại Phật Học Đường Nam Việt Ngày 12 tháng 9 năm Tân Sửu (1110 61)
BÀI THỨ NĂM
MỤC LỤC
2. Nói về nghĩa “Bất giác” (không giác ngộ: mê)a.Nói về Tam tế1. Nghiệp tướng (Vọng động)2. Chuyển tướng (Tâm phân biệt, trực giác)3. Hiện tướng (Cảnh bị phân biệt)b.Nói về lục thô1. Trí tướng (Vọng thức phân biệt)2. Tương tục tướng (Vọng niệm tương tục)3. Chấp thủ tướng (Chấp sự vật)4. Kế danh tự tướng (Chấp danh tự)5. Khởi nghiệp tướng (tạo nghiệp)6. Nhiệp hệ khổ tướng (thọ, quả)c.Nói về hai Tướng1. Đồng (đồng bản chất)2. Khác (khác hình tướng)
BÀI THỨ NĂMCHƯƠNG THỨ BA
PHẦN GIẢI THÍCH
NÓI VỀ NGHĨA “BẤT GIÁC”
CHÁNH VĂN
Do không thật biết pháp “Chơn như” nên tâm bất giác (mê) nổi lên, liền khởi vọng niệm (sanh tướng vô minh). Song vọng niệm vì là không có thật thể, nên chẳng rời Bản giác.
Bạn đang xem: Bất giác là gì
Thí như người lầm phương hướng; vì có phương hướng nên mới lầm, nếu không phương hướng thì không có lầm.
Chúng sanh cũng thế, do có “Giác” nên mới co “Mê”; nếu không có “Giác” thì cũng không có “Mê” (Bất giác)
Song chúng sanh cũng nhờ có “Tâm vọng tưởng bất giác” này, nên mớibiết phân biệt danh từ và nghĩa lý của các pháp. Và cũng nhờ thế mà chưPhật mới có thể vì chúng sanh nói ra “Chơn giác” (tánh Phật). Nếu lìa “Tâm bất giác” thì cũng không thể chỉ bày cái “Chơn giác” được (dụnhư lìa sóng không có nước).
LƯỢC GIẢI
Chúng sanh vì không ngộ được Phật tánh (bản giác) nên gọi là mê (bất giác). Song cái “mê” này không có thật thể, chỉ lấy Phật tánh làm thể, nên không rời Phật tánh (bản giác) được. Cũng như người lầm đường, do cócon đường nên mới có lầm, nếu không có con đường thì cũng không có sự lầm lạc. Bởi thế nên, nếu rời Phật tánh (bàn giác) thì cũng không có cáimê (bất giác). Cũng như bỏ sóng, không có nước.
Sóng, cũng nhờ có cái mê vọng (bất giác) này, nên chúng sanh mới biếtphân biệt các pháp chơn vọng, thánh phàm và nhàm chán cảnh khổ sanh tử,ham mộ thú vui “Niết bàn”.
Và cũng nhờ chúng sanh có biết phân biệt, nên chư Phật mới có thể thuyết pháp giảng dạy, chỉ bày Phật tánh (chơn giác). Nếu không có tâm mê vọng bất giác phân biệt của chúng sanh, thì Phật cũng không làm sao chỉ bày Phật tánh (chơn giác) cho chúng sanh được.
Đọc qua đoạn văn này, chúng ta nên lưu ý đến câu: “Vì không ngộ được Phật tánh, nên gọi là mê” hay đổi lại cách nói “Tại sao có dại?” vì chưakhôn vậy”. Vậy thì cái mê dại (vô minh) này, saün có từ hồi nào đến giờ, vì từ hồi nào đến giờ chúng sanh chưa từng ngộ được Phật tánh.
Nói tóm lại, chơn như với vô minh đồng thời có, không phải chơn như có trước, vô minh có sau. Khi chơn như (Phật tánh) hiện, thì vô minh mất, cũng như khi “khôn” rồi, thì “dại” tự hết.
GIẢI DANH TỪ
“Bất giác”: không biết. Thật ra không phải là không biết; vẫn có biết, song cái “biết” ấy hư vọng, chẳng chơn thật, nên cũng gọi là “vọng niệm” hay “vô minh” v.v..
“Không thật biết”: Chúng sanh vẫn biết được chơn như hay Phật tánh; song chỉ biết suông trên văn tự, do ý thức phân biệt hư dối mà thôi; chứ không biết đúng như thật.
(Đoạn này nói về căn bản vô minh (bất giác), tiếp sau đây sẽ nói đến chi mạt vô minh (tam tế, lục thô).
A. NÓI VỀ TAM TẾ
CHÁNH VĂN
Và, do “Bất giác” (căn bản vô minh) nên sanh ra ba tướng rất vi tế (tam tế: chi mạt vô minh); ba tướng vi tế này không rời”Bất giác”.
1. Tướng nghiệp vô minh(nghiệp tướng):vì “Bất giác” (hoặc) cho nên tâm động, gọi đó là “Nghiệp”. Bởi thế nghiệp (nhơn) nên có “khổ”(quả) . Trái lại, nếu “Giác” (không có hoặc) thì tâm không động(nghiệp nhơn) nên cũng không khổ (quả).
2. Tướng năng kiến (chuyển tướng tức là kiến phần). Vì có “Động”(nghiệp tướng) cho nên sanh ra “Năng phân biệt” (năng kiến). Nếu không “Động” thì không có “Năng phân biệt” (không có nghiệp tướng thì cũng không có chuyển tướng).
3. Tướng cảnh giới(hiện tướng tức là tướng phần).
Xem thêm: Win 7 Pro Oa Là Gì, Sự Khác Biệt Giữa Với Win 10 Thường ? Where I Can Download Windows 7 Pro Oa
Vì có “Năng phân biệt” (kiếnphần) nên cảnh bị phân biệt (tướng phần) vọng hiện ra. Bởi thế nên rời “Năng phân biệt” (kiến phần) thì cũng không có cảnh bị phân biệt (nghĩa là nếu không có chuyển tướng thì cũng không có hiện tướng).
LƯỢC GIẢI
Đoạn này nói: Vô minh sanh ra 3 tướng rất vi tế: Nghiệp, Chuyển và Hiện; bà tướng này không rời vô minh.
1. Vì vô minh (bất giác) cho nên tâmđộng tức là “Nghiệp”. Đó là tướng vi tế thứ nhứt, gọi là “Tướng nghiệp vô minh”, cũng gọi là “Hoặc, Chuyển”; bên Duy thức tôn gọi là “Tự chứng phần” của thức A lại da.
Do “Hoặc” (vô minh) nên tạo “Nghiệp” (tâm động); bởi có “nghiệp” nên phải thọ “quả khổ”. Trái lại, nếu giác ngộ không mê hoặc (vô minh) thì không tạo nghiệp (vọng động); không tạo nghiệp nên chẳng có quả khổ.
Tất cả quả khổ, không ngoài hai món sanh tử: Phàm phu thì bị khổ “Phần đoạn sanh tử”; Tiểu thánh thì bị khổ “Biến dịch sanh tử”. Song haimón quả khổ này, đều do “động niệm” tức là hướng về trí Phật (không vọng niệm thì chơn tâm hiện).
2. Vì tâm động (ngiệp tướn) cho nên mới có phân biệt. Đó là tướng vi tế thứ hai, gọi là “tướng năng kiến” (phần năng phân biệt), cũng gọi là “Chuyển tướng”; bên Duy thức tôn gọi là kiến phần của thức A lại da. Nếu tâm không vọng động, thì cũng không do đâu mà phát sanh ra phân biệt được. Nghĩa là: Nếu không có “nghiệp tướng”; thì cũng không có “chuyển tướng”; hay nói cách khác: nếu không có “Tự chứng phần” thì cũng không có “Kiến phần”.
3. Vì có tâm năng phân biệt, nên mớivọng hiện ra cảnh giới bị phân biệt. Đó là tướng vi tế thứ ba, gọi là “Tướng cảnh giới” (phần bị phân biệt) cũng gọi lá “Hiện tướng”; bên Duy thức tôn gọi là “Tướng phần” của thức A lại da. Bởi tâm và cảnh không rời nhau, nếu lìa tâm năng phân biệt thì không có cảnh giới bị phân biệt. Nghĩa là: rời “Chuyển tướng” thì không có “Hiện tướng”; hay nói cách khác: rời “Kiến phần” thì không có “Tướng phần”.
Từ thể tánh chơn tâm, không có năng sở (bỉ, thử); song vì mê nên tâm động (nghiệp tướng) mà sanh ra có năng phân biệt (chuyển tướng) và cảnh giới bị phân biệt (hiện tướng). Nếu giác cảnh giới bị phân biệt (hiện tướng). Nếu giác ngộ không mê, thì tâm không động, không sanh, và cảnh bị phân biệt chẳng hiện.
Đoạn này xin lưu ý độc giả: Trong luận này nói “Do nghiệp tướng sanh ra chuyển tướng, do chuyển tướng sanh ra hiện tướng”. Nói như thế, là lấy theo nghĩa “tương quan, tương sanh” mà nói. Kỳ thật ba tướng này, đồng thời sanh khởi; nghĩa là một pháp vừa động, thì tất cả pháp đều động, không phải có thứ lớp tuần tự như vậy.
Tóm lại, ba tướng “Nghiệp tướng, Chuyển tướng và Hiện tướng: này, ở các kinh khác, cũng thường gọi là “Hoặc, Nghiệp và Khổ”, hay trong Duy thức gọi là “Tự chứng phần, Kiến phần và Tướng phần của thức A lại da.
GIẢI DANH TỪ
Bất giác và vô minh: “Vô minh” là không sáng suốt, “Bất giác” là không giác ngộ. Bởi thế nên bất giác cũng tức là vô minh.
Tướng nghiệp vô minh: Vô minh vọng động thành ra tướ`ng nghiệp, gọi tắt là “Nghiệp tướng”; tức là “Tự chứng phần” của thức A laida.
Tướng Năng kiến: Phần năng phân biệt, cũng gọi là “Chuyển tướng”; tức là “Kiến phần” của thức A lại da.
Tướng cảnh giới: Cảnh giới bị phân biệt, cũng gọi là “Hiện tướng”; tức là “Tướng phần” của thức A lại da.
Xem thêm: Cách Chọn Và Nâng Cấp Vũ Khí Bns, Thứ Vũ Khí Duy Nhất Bạn Cần Quan Tâm
Phần đoạn sanh tử:Sanh tử do sự biến đổi. Như vị Tu đà hoàn, khi chứng lên quả Tư đà hàm (sanh) thì xả vị Tu đà hoàn (tử); khi lên vị A na hàm, thì bỏ quảTư đà hàm v.v…Thí như người Lính, khi lên Cai thì bỏ Lính, lên Đội thì bò Cai v.v…
Chuyên mục: TRENDING